Bitcoin tăng sát 30.000 USD trước công bố số liệu CPI Mỹ
Bitcoin đã tăng trên 29.000 USD khi Mỹ chuẩn bị công bố dữ liệu CPI vào ngày 12 tháng 4. Các nhà giao dịch tranh luận rằng liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có xoay trục hay không.
Hiện bitcoin đã tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng vào phiên giao dịch hôm nay (11/4) khi các nhà giao dịch chờ đợi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào ngày 12 tháng 4 của tuần này để hiểu rõ hơn về cuộc chiến chống lạm phát của Fed.
Nếu báo cáo CPI cho thấy lạm phát giảm, thì đó có thể là chất xúc tác tiếp theo có thể thúc đẩy động thái tăng giá cho BTC.
Tại thời điểm viết bài giá BTC đã tăng lên mức 29.700 USD, tăng 4.8% so với 24 giờ qua.
Mức tăng trong ngày của bitcoin xuất hiện cùng với sự sụt giảm của chứng khoán Mỹ.
Động lực trước CPI
Cục Thống kê Lao động Mỹ sẽ công bố dữ liệu CPI tháng 3 vào ngày 12 tháng 4, dự kiến sẽ cho thấy lạm phát giảm xuống 5.1% từ mức 6.0% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số CPI chậm lại có thể khiến Fed chuyển dịch theo hướng ôn hòa hơn.
Việc bitcoin tăng gần 30.000 USD đang cho thấy các nhà giao dịch tiền điện tử đã định giá lạm phát giảm, do đó, có thể dẫn đến một chính sách xoay trục tiềm năng của Fed.
Tuy nhiên, chỉ số DXY, chỉ số theo dõi sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ ngoại tệ hàng đầu, đã tăng 0,7% vào ngày 10 tháng 4, cùng với việc thị trường chứng khoán Mỹ yếu hơn, cho thấy các nhà đầu tư vĩ mô nhìn thấy khả năng tăng lãi suất ở phía trước.
Trên thực tế, thị trường nhận thấy xác suất 70% Fed sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp vào tháng 5, theo CME. Điều đó có thể là do thị trường lao động thắt chặt giúp Fed có thêm động lực để tiếp tục tăng lãi suất cho vay trong tương lai.
Bitcoin có thể đạt bao nhiêu vào tháng 4?
Từ góc độ cơ bản, giá bitcoin có vẻ đã sẵn sàng để đạt 30.000 USD trước cuộc họp báo của Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC). Tuy nhiên, để nói bitcoin có thể duy trì được trên mức này hay không thì còn phụ thuộc vào dữ liệu lạm phát của Fed.
Còn đứng từ quan điểm phân tích kỹ thuật, BTC phải đóng cửa trên phạm vi kháng cự hàng tuần của nó, được xác định bởi khu vực từ 29.500 đến 32.000 USD, để hướng tới mục tiêu 40.000 USD.
Phạm vi này đóng vai trò hỗ trợ trong các phiên từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021, tháng 5 năm 2021 đến tháng 7 năm 2021 và từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 3 năm 2022.
Trong trường hợp pullback từ phạm vi đã đề cập, giá BTC có nguy cơ giảm mạnh về đường trung bình động EMA 50 tuần (sóng đỏ), gần 25.250 USD và đường trung bình động EMA 200 tuần (sóng xanh), gần 25.000 USD.