Long, Short là gì? Thuật ngữ phải biết của mọi Trader Crypto
Hiện nay thị trường tiền mã hóa (crypto) đã trở nên phổ biến và thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư. Tuy nhiên đối với các nhà đầu tư mới tham gia, có rất nhiều kiến thức, thuật ngữ buộc họ phải nắm vững để “tồn tại” ở trong thị trường. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu thuật ngữ Long Short là gì? Và những điều cần biết về thuật ngữ này
Long, Short là gì?
Long và Short là hai thuật ngữ thường thấy trong các giao dịch Margin và Futures. Các nhà đầu tư sẽ thực hiện một hợp đồng tương lai để mua, bán tài sản tiền mã hóa bất kỳ mà không cần sở hữu nó.
Đây là một thỏa thuận giao dịch ở một mức giá và khung thời gian cố định. Trong thị trường crypto hiện nay, nhà đầu tư chỉ có thể thu về lợi nhuận khi giá một đồng tiền mã hóa bất kỳ đang tăng trưởng. Với hợp đồng tương lai, bạn có thể đặt lệnh Short và kiếm lời ngay cả khi thị trường downtrend. Đây được gọi là lệnh bán khống để hưởng phần chênh lệch khi thực hiện giao dịch.
Các nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch Margin và đặt lệnh Long, Short trên các sàn Binance, Coinbase, Bitmex, OKX, Huobi Global,… Tuy nhiên, tại các sàn giao dịch như Binance, Bitmex, OKX thì đây là những hợp đồng vĩnh cửu và nhà đầu tư nếu không chốt lời hoặc dừng lỗ đúng lúc sẽ có nguy cơ bị thanh lý tài tài sản.
Long, Short position
Long position và Short position đều là hai vị thế cơ bản là mua và bán trên hợp đồng tương lai crypto. Để nắm Long và Short Position rõ hơn, trước hết bạn cần hiểu kỹ về Position trong tài chính là gì.
Position
Position được gọi là vị thế. Hiểu một cách đơn giản đây là vị thế mua bán các cặp tiền tệ ở trong thị trường tiền mã hóa, tức nhà đầu tư có nhu cầu mua vừa muốn bán một đồng tiền.
Có thể phân ra thành hai vị thế chính: vị thế mua (Long position) và vị thế bán (Short position). Về cơ bản, Long và Short là các vị thế phản ánh hai hướng có thể xảy ra của một mức giá nhất định để tạo ra lợi nhuận.
Long position
Ở vị thế Long (mua), nhà đầu tư đặt hy vọng vào sự tăng trưởng giá trị đồng coin trong tương lai so thời điểm hiện tại giá sẽ tăng. Một nhà đầu tư ở một vị thế Long sẽ thu được lợi nhuận từ việc tăng giá. Mua coin điển hình là mua tài sản mã hóa ở vị thế Long.
Vị thế Long là vị thế mà nhà đầu tư mua tùy chọn lệnh. Do đó, vị thế Long được hưởng lợi từ việc tăng giá tài sản cơ bản. Một vị thế Long liên quan đến việc mua một tùy chọn order. Logic đằng sau khía cạnh lâu dài của người đặt cược theo cùng logic của vị thế Long. Tùy chọn đặt tăng giá trị khi tài sản cơ bản giảm giá trị.
Trong một giao dịch mua tài sản Long, nhược điểm / tổn thất tiềm năng là giá mua, giá mua càng thấp thì lợi nhuận càng cao. Bạn chốt lời khi đạt mục tiêu đề ra, không nên để lâu vì bạn sẽ phải trả phí vay hàng giờ không hề ít.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các nhà đầu tư cũng mua được giá tốt. Do đó, đa số các nhà đầu tư sẽ không sử dụng toàn bộ số tiền đầu tư của mình để mua mà thường chia nhỏ số tiền đầu tư ra để mua ở nhiều vị thế khác nhau. Và khi giá tăng thực sự, nhà đầu tư sẽ tiến hành bước 2 là chốt lời các lệnh đã Long trước đó, và thu được lợi nhuận.
Short position
Ở vị thế Short, các nhà đầu tư dự đoán thị trường sẽ đi xuống, vì vậy họ bán hết lượng coin có và chờ thời điểm nó hạ đến mức giá mà họ mong muốn. Lúc đó, nhà đầu tư có thể mua lại với số lượng coin bằng lúc ban đầu và dư ra một khoản lợi nhuận. Đây còn gọi là hành động “bán khống”.
Cụ thể hơn, khi nhà đầu tư dự đoán giá của một đồng coin sẽ giảm và thực hiện lệnh Short. Khi thực hiện lệnh, họ sẽ sử dụng tài khoản có đòn bẩy và ký quỹ để thực hiện việc bán khống của mình.
Điều này có nghĩa là nhà đầu tư đang mượn một số coin nhất định của sàn và sau đó bán số coin đó đi theo giá thị trường hiện tại. Nếu giá giảm, lập tức đóng lệnh. Tức là lúc này nhà đầu tư đang mua lại cùng một lượng coin đó với giá thấp hơn giá mà họ đã bán. Phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán chính là lợi nhuận.
Việc thực hiện một vị thế Short phức tạp hơn một chút so với việc thực hiện vị thế Long. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư phải có tầm nhìn, dự đoán và đặt cược giá của thị trường tiền ảo sẽ giảm trong tương lai. Bên cạnh đó nhà đầu tư có thể căn cứ vào các tiêu chí như:
- Tài sản có thể được định giá quá cao ở hiện tại và sớm sẽ điều chỉnh giá.
- Một sự kiện nào đó sẽ sẽ khiến giá của tiền điện tử sụt giảm hoặc một yếu tố nào đó khiến giá có thể đi xuống.
Short cho lợi nhuận tốt ở thị trường downtrend, bởi giá chạy rất nhanh. Thế nhưng chỉ đánh sai sẽ cháy toàn bộ số tiền vào lệnh. Lợi nhuận thu được rất ít so với số tiền bị mất. Đây chính là quy tắc bất đối xứng cho lệnh Short.
Dưới đây là một số lời khuyên khi thực hiện lệnh Short:
- Không Short trong uptrend, bởi bạn không biết đâu là đỉnh.
- Cắt lỗ tuyệt đối nếu giá chạy sai kịch bản.
- Không gồng lệnh short.
- Đánh Short với vol phù hợp, không bơm giáp để cứu lệnh Short.
Bảng tóm tắt phân biệt Long Position và Short Position
Long Position | Short Position |
Nhà đầu tư mua vào khi dự đoán giá tăng | Nhà đầu tư bán ra khi dự đoán giá giảm |
Lượng Long Position thực hiện cùng 1 thời điểm quá nhiều sẽ khiến giá tăng nhanh trong thời gian ngắn. | Lượng Short Position thực hiện trong 1 thời điểm quá nhiều sẽ khiến giá giảm xuống nhanh trong thời gian ngắn. |
Nhà đầu tư mua khống (mua trước) để đợi giá tăng sẽ bán ra và thu lợi nhuận từ chênh lệch giá Bid và Ask | Nhà đầu tư thực hiện bán khống (bán trước). Khi một loại tiền đang được giá, họ sẽ đi vay để bán ra và chờ đến khi giá giảm sẽ mua và trả lại. Ăn chênh lệch giá. |
Mối quan hệ giữa Long và Short
Như đã phân tích ở trên chúng ta hiểu được rằng, Long và Short là hai vị thế đối nghịch nhau với trong các hợp đồng tài chính bất kỳ. Sau khi hoàn tất quá trình nhận định và dự đoán sự biến động giá cả trong tương lai của tài sản, tiếp theo những nhà đầu tư tiền điện thử sẽ tiến hành hai lệnh mua/bán hoặc lệnh bán/mua tương ứng với các vị thế Long và Short.
Thao tác đầu tiên được gọi “mở vị thế mới” hay còn gọi là Open Position, thao tác thứ hai “đóng vị thế” gọi là Close Position.
Vị thế mua thường có sự vượt trội hơn trong thị trường giá tăng và ngược lại, ở thị trường giá giảm, ưu thế thuộc về vị thế bán. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường áp dụng chiến lược “thả đỉnh” và “bắt đáy” – nghĩa là họ mở vị thế mua khi giá thoái lui khỏi đỉnh gần đây và bán ra khi đạt mức kháng cự.
Ý nghĩa của vị thế Long và Short trong hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là một sản phẩm phái sinh và hấp dẫn, thu hút được nhiều nhà đầu tư. Trong hợp đồng quyền chọn, người nắm giữ hợp đồng có quyền (không có nghĩa vụ) mua hoặc bán tài sản cơ sở với một mức giá ấn định ở tại một thời điểm xác định trong tương lai. Do vậy, vị thế Long và Short trong hợp đồng này không có nghĩa đơn thuần chỉ là kỳ vọng giá tăng hoặc kỳ vọng giá giảm.
Xác nhận vị thế Long trong hợp đồng
Khi nhà đầu tư thực hiện lệnh mua quyền chọn mua (Call Option) hoặc quyền chọn bán (Put Option) thì nhà đầu tư sẽ xác nhận được vị thế Long. Tuy nhiên, trong trường hợp này, các nhà đầu tư sẽ có những kỳ vọng khác nhau về xu hướng giá của các tài sản cơ sở.
Nhà đầu tư ở vị thế Long của quyền chọn mua sẽ kỳ vọng giá tài sản cơ sở tăng bởi họ có quyền mua tài sản này từ người đang nắm giữ ở vị thế Short với mức giá thấp hơn được ấn định từ trước. Ngược lại, nhà đầu tư ở vị thế Long của quyền chọn bán sẽ kỳ vọng giá tài sản cơ sở giảm bởi họ có quyền bán tài sản này cho người đang nắm giữ ở vị thế Short với mức giá cao hơn được ấn định từ trước.
Xác nhận vị thể Short trong hợp đồng
Khi thực hiện lệnh bán với quyền chọn mua (Call Option) hoặc quyền chọn bán (Put Option) thì các bạn đang ở vị thế Short.
Các nhà đầu tư ở vị thế Short của quyền chọn mua sẽ kỳ vọng giá tài sản cơ sở giảm bởi họ có nghĩa vụ phải bán tài sản này cho người đang nắm giữ ở vị thế Long với mức giá cao hơn được ấn định từ trước. Các nhà đầu tư ở vị thế Short của quyền chọn bán thì lại kỳ vọng giá tài sản cơ sở tăng bởi họ có nghĩa vụ phải mua lại tài sản này từ người đang nắm giữ ở vị thế Long với mức giá thấp hơn được ấn định từ trước.
Chiến lược giao dịch với các vị thế Long và Short
Dù ở vị thế Long hay vị thế Short thì việc đưa ra chiến lược giao dịch là điều không thể bỏ qua.
Chiến lược giao dịch đồng thời
Đây là chiến lược mà nhà đầu tư thực hiện cùng một lúc 2 vị thế giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nhà đầu tư vừa có thể thực hiện lệnh mua và vừa có thể thực hiện lệnh bán đồng thời trên một cơ sở tài sản.
Sau khi các nhà đầu tư xác định chính xác xu hướng biến động trong tương lai thì nhà đầu tư sẽ dừng một vị thế và giữ nguyên một vị thế còn lại.
Mua bán khống hai cặp tài sản tương đương
Ở chiến lược này cần phải mở vị thế Long cho 1 cặp giao dịch và mở vị thế Short cho 1 cặp giao dịch khác với cùng một khối lượng giao dịch.
Chiến lược này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các nhà đầu tư trong trường hợp thị trường bị đảo chiều. Mua bán khống hai cặp tài sản tương đương có nghĩa là nhà đầu tư sẽ thực hiện mua khống một tài sản và bán khống một tài sản tương đương với cùng một khối lượng giao dịch.
Với vị thế Long, nên chọn các đồng coin có khả năng sinh lời lâu dài. Đó có thể là những đồng coin phổ biến hơn, nổi tiếng hơn với vốn hóa thị trường lớn, chẳng hạn như Bitcoin và Ethereum.
Với vị thế Short, nên chọn các đồng coin có thể giúp bạn nhanh chóng kiếm được lợi nhuận từ việc giảm giá, thường là các đồng coin vốn hóa nhỏ có xu hướng biến động nhiều và mạnh.
Chiến lược kết hợp với quyền chọn mua
Khi nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ tăng trong tương lai, họ sẽ mở đồng thời vị thế Long trên hợp đồng quyền chọn mua 1 và vị thế Short trên hợp đồng quyền chọn mua 2 với cùng một loại tài sản cơ sở. Lưu ý rằng, giá ở quyền chọn mua 2 sẽ cao hơn giá ở quyền chọn mua 1. Còn khi kỳ vọng giá giảm trong tương lai, nhà đầu tư thực hiện tương tự nhưng để giá ở quyền chọn mua 2 thấp hơn giá ở quyền chọn mua 1.
Tâm lý của nhà đầu tư khi Long Short
Hiểu được tâm lý của các nhà đầu tư ở các vị thế Long và Short sẽ tránh bị cháy tài khoản khi cài đặt đúng điểm stop loss.
Khi các nhà đầu tư mở một vị thế Long họ kỳ vọng giá của tài sản cơ bản sẽ tăng trong tương lai. Nếu nhiều nhà đầu tư đưa ra dự đoán tương tự, thì một lượng các vị thế mua sẽ tăng lên một cách đột ngột điều này sẽ khiến tài sản đó tăng trưởng rất nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Ngược lại, nếu nhà đầu tư mở vị thế Bán – Short Position nghĩa là nhà đầu tư đã bán các cặp tiền điện tử và hy vọng sẽ kiếm lời khi giá giảm.
Tương tự với đối với tâm lý của các nhà đầu tư khi mở vị thế Short, họ có sự kỳ vọng về giá sẽ giảm trong tương lai. Trường hợp nếu tâm lý các nhà đầu tư giống nhau, tức đều có cùng quan điểm dự đoán tỷ giá của cặp tiền điện tử nào đó sẽ giảm mạnh trong tương lai trên thị trường, họ sẽ cùng nhau bán khống. Một lượng lớn vị thế Short sẽ được mở ra và giá tài sản đó sẽ giảm nhanh trong thời gian ngắn.
Vị thế Long và vị thế Short thường có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống. Do đó, cần hiểu rõ và cài đặt dừng lỗ trong mỗi lệnh giao dịch của mình để tránh thua lỗ không đáng có.
Hành động mua hay bán một cặp tiền khi bắt đầu giao dịch được gọi là mở giao dịch (mở lệnh) và kết thúc bằng hành động bán (đóng lệnh). Tất cả các giá trị mua bán đều được quy đổi, tính toán lãi lỗ bù trừ và phản ánh theo loại tiền bạn có trong tài khoản. Chừng nào bạn chưa đóng giao dịch, tức là giao dịch chưa kết thúc, mọi số tiền lãi hay lỗ chỉ làm trên giấy.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về Long Short dành cho người mới bắt đầu quan tâm về lĩnh vực crypto. Hi vọng bài viết có thể giúp bạn có một cái nhìn tổng quát và sâu hơn về thuật ngữ này.