Mua, bán, lưu trữ và giao dịch – [Hướng dẫn cơ bản số #4]
Không quá khó để bạn có thể sở hữu được một đồng tiền điện tử ở hiện tại, việc mua và giao dịch đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều trong những năm gần đây. Ở bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến mọi người những điều cơ bản bạn nên lưu ý khi bắt đầu mua hay giao dịch một đồng tiền.
GIỚI THIỆU
Những bài viết trước, bạn đã được mình chia sẻ những kinh nghiệm cần thiết trước khi chúng ta bước qua một bước quan trọng: Mua và sở hữu đồng coin cho riêng mình. Và mình cũng khá chắc chắn rằng, khi bạn đọc đến bài viết này thì bạn cũng đã suy nghĩ kỹ càng về việc đầu tư vào thị trường tiền điện tử, vì thế tiếp đến chúng ta hãy cùng nhau xem xét việc mua, bán hoặc giao dịch như thế nào sẽ phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
1. NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN HIỂU
Trước khi chúng ta bắt đầu học cách mua bất cứ đồng coin nào trong thị trường tiền điện tử, mình muốn bạn hiểu một số điều quan trọng nhất mà bạn nên biết trước khi chuyển đổi một tài sản của bạn thành tài sản kỹ thuật số.
Điều đầu tiên bạn nên biết đó là tiền điện tử là một công nghệ mới và phức tạp. Loại hình đầu tư này không giống như bất kỳ thứ gì khác mà bạn đã biết hoặc quen thuộc như trong thị trường truyền thống. Nó hầu như không có két an toàn để bảo vệ bạn nếu bạn mắc lỗi hoặc không hiểu bạn đang làm gì.
- Sẽ không có đường dây nóng để bạn có thể gọi khi bạn gặp khó khăn,
- Sẽ không có trụ sở công ty bạn có thể liên hệ nếu bạn mất tiền,
- Sẽ không có những khoản bảo hiểm đằng sau các khoản đầu tư này của bạn.
Nó có nghĩa là bất cứ lúc nào bạn đều có thể mất tất cả các khoản đầu tư của mình từ tin tặc hoặc lỗi người dùng mà không có thể truy đòi lại những gì đã mất từ sai lầm đó. Trong quá trình tham gia thị trường trong mấy năm qua (ở việt nam), mình đã chứng kiến không dưới 10 vụ mất mát tiền điện tử, nhỏ thì vài chục triệu, lớn thì cũng gần 10 BTC. Vậy đó, vào một lúc nào đó chúng ta sẽ sai lầm và sai lầm thì luôn phải trả giá.
Điều thứ hai bạn nên biết đó là tiền điện tử có rủi ro cao, chính vì thế bạn chỉ nên đầu tư những gì bạn có thể mất, tránh để nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Thực ra đây cũng là nguyên tắc vàng cho bất cứ khoản đầu tư nào trong bất cứ thị trường nào.
Rủi ro cao có thể cho bạn những phần thưởng lớn hơn và con người chúng ta có xu hướng tự nhiên muốn thực hiện những việc như thế. Nhưng bạn cần phải nhớ và tìm ra cho mình một số tiền mà bạn cảm thấy thoải mái khi đầu tư vào thị trường tiền điện tử. Hãy kiên nhẫn và gắn bó với nó, bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.
Điều thứ ba bạn nên biết đó là hãy cẩn thận, cẩn thận hơn và cẩn thận hơn nữa với tiền của bạn. Rõ ràng ai cũng hiểu điều này nhưng mình thì nhìn thấy quá ít sự chuẩn bị từ mọi người trước khi bước chân vào thị trường. Mọi người quá lơ là với sự bảo mật, quá bất cẩn với thông tin cá nhân của mình. Mình cũng đã đưa ra cho mọi người những công cụ cơ bản ở các bài viết trước để giảm thiểu tối đa những sự bất cẩn này, tuy nhiên bạn vẫn nên nhớ kỹ điều mình vừa nhắc ở trên, không bao giờ là thừa đâu nhé.
Đây là những điều bạn nên nhớ trước khi chúng ta bắt đầu, và tiếp đến mình sẽ hướng dẫn mọi người những nguyên tắc khi mua, bán và giao dịch trong thị trường này nhé.
2. MUA VÀ GIAO DỊCH
Với những người mới tham gia thị trường, mọi người đa phần không phân biệt rõ được việc mình muốn mua để lưu trữ hay là muốn giao dịch.
Có sự khác biệt lớn ở đây nhé. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đầu cách tốt nhất để học bất cứ điều gì là chơi với nó? đúng vậy, nhưng trò chơi lúc đầu nên trong giới hạn bạn có thể vì nếu bạn đang quá đà với số tiền bạn bỏ vào thị trường và mất mát khiến bạn trở nên căm ghét thị trường, căm ghét bản thân mình thì là một chuyện không vui tẹo nào.
Hãy hỏi mình một số câu hỏi đơn giản như là :
- Mình muốn mua đồng coin nào?
- Mình có thể mua nó ở đâu?
- Làm thế nào để mình bảo quản nó đúng cách?
Tất nhiên, không chỉ có những câu hỏi như mình vừa kể ở trên, nhưng những câu hỏi này là cơ bản và dễ định hướng cho hành động của bạn nhất. Bạn là người mới, bạn nên hiểu điều này. Hãy hành động theo suy nghĩ của mình, đừng hành động theo người khác.
Chúng ta hãy bắt đầu nhé.
Mua
Mình sẽ không hướng dẫn bạn chi tiết về cách mua như thế nào, hãy google nó và bạn sẽ có những bài viết hướng dẫn chi tiết. Chúng ta sẽ không tốn thời gian cho nó. Điều mình muốn là cho bạn những mẹo nhỏ để bạn tránh đi vào những ngõ cụt.
Ở hiện tại thực sự là rất dễ dàng để có thể mua được một đồng coin bạn muốn, không giống như những năm trước. Nhớ lại hồi đầu khi tham gia thị trường, mình phải mất gần 1 tháng để có thể mua được một đồng coin, hiện tại chỉ mất tầm 1 ngày hoặc chỉ với vài tiếng.
Ok, chúng nên nói về chuyện mua tiền điện tử.
Theo kinh nghiệm cá nhân mình thì mới đầu nhé, bạn nên chỉ tập trung vào những sàn giao dịch lớn và uy tín nhất trên thị trường thôi. Bỏ qua những thứ khác đi, bạn vẫn chưa hiểu gì nhiều mà đúng không?
Đây là những sự lựa chọn bạn có thể yên tâm khi bước bước chân đầu tiên.
Ở Việt Nam:
Binance và Huobi là 2 sự lựa chọn hàng đầu mình nghĩ bạn nên tạo tài khoản đầu tiên. Nếu bạn muốn ủng hộ kênh Thuancapital hãy đăng ký qua link giới thiệu ở đây nhé.
Tiếp đó, hãy đăng ký và KYC cho tài khoản bạn vừa lập ra. Bạn nhớ phải làm gì với những công cụ nền tảng mình giới thiệu ở những bài viết trước chứ, hãy thực hiện lại các bước cơ bản như vậy nhé.
Trong khi chờ được xác nhận KYC, bạn nên vào trong cài đặt tài khoản của mình. Phần “Thanh toán” và thêm tài khoản ngân hàng của bạn ở đây.
Sau khi đã KYC xong bước tiếp theo bạn cần làm là mua USDT trên kênh giao dịch bằng FIAT. Đúng vậy, đừng vội mua bất cứ đồng tiền nào cả trước khi bạn chưa hiểu rõ về tình trạng hiện tại của nó. Mẹo cho các bạn mới mua lần đầu trên các kênh này đó là:
- Chọn người có số lệnh giao dịch cao. Con số này hiển thị ngay bên dưới mỗi người bán.
- Để giao dịch được xác nhận nhanh hơn giữ người mua và bán. Bạn nên viết thêm mã giao dịch trong đơn hàng của bạn và biệt danh kèm theo vào ghi chú chuyển khoản để bên bán dễ xác nhận cho bạn hơn. Chú ý là không viết bất cứ điều gì có liên quan đến thị trường tiền mã hóa vào phần ghi chú chuyển khoản như BTC ETH Crypto.. nhé.
Ở nước ngoài:
Ở nước ngoài thì việc mua bán cũng dễ dàng hơn rất nhiều rồi. Bạn có thể mua trực tiếp bằng thẻ thanh toán hoặc qua các sàn giao dịch khác nhau ở nước của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn thì hãy liên lạc với nhóm để được trợ giúp ngay nhé.
Giao dịch
Không quá phức tạp với việc giao dịch sau khi bạn đã có tiền trong tài khoản trên sàn giao dịch. Hãy tự tìm hiểu nó. Mình ở đây chỉ đưa ra cho bạn những mẹo để bạn tránh đi những sai sót không đáng có.
- Luôn xác nhận 2 lần trước khi thực hiện bất cứ một giao dịch nào. Khi bạn đã hiểu rõ về cách giao dịch thì đây vẫn là điều bạn nên chú ý.
- Trước khi thành thạo với giao dịch trên sàn giao dịch, bạn không nên giao dịch OTC (giao dịch vòng ngoài) với bất cứ ai.
Nếu bạn gặp thắc mắc nào đó, hãy liên lạc với nhóm để chúng ta cùng nhau giải quyết nó nhé.
3. LƯU TRỮ
Đây là bước sau khi bạn đã quen với việc mua tiền điện tử ở trên, có thể bạn tham gia thị trường vì sự hưng phấn nhất thời hoặc cũng có thể bạn tin tưởng thực sự vào tương lai của nó.
Nếu bạn ở vế sau, bạn chắc hẳn muốn lưu giữ tài sản của mình đã mua được an toàn hơn nữa. Cái gì ở trong tay mình thì vẫn an toàn hơn trong tay người khác đúng không nào.
Về cơ bản bạn sẽ có 3 sự lựa chọn như sau:
a. Lưu trữ ở ví của sàn giao dịch
b. Lưu giữ ở ví của bên thứ 3
c. Lưu giữ ở ví cá nhân của mình.
Với cả 3 cách trên, nó đều có ưu và nhược điểm ở trong đó. Tùy từng trường hợp bạn sẽ có những lựa chọn tối ưu riêng cho mình.
Lấy ví dụ như mình chẳng hạn, mình là nhà giao dịch nên đa phần thời gian mình sẽ sử dụng phương án a, nếu mình có lời và muốn chuyển qua VND thì mình có thể sẻ sử dụng thêm phương án b (đây là ở những năm trước, bây giờ mọi thứ đều có thể làm được trên 1 sàn giao dịch). Phương án tối ưu cho sự lựa chọn cá nhân của mình là phương án A.
Ví dụ khác như anh Thuận chẳng hạn. Anh thuận có công việc của mình và không có quá nhiều thời gian để theo dõi thị trường, ngoài ra anh cũng rất tin tưởng vào tương lai của tiền điện tử nên hầu hết các đồng coin của anh sẽ được lưu giữ ở phương án c, thỉnh thoảng anh có sử dụng thêm phương án a để giao dịch. Phương án tối ưu cho sự lựa chọn của anh thuận bạn có thể thấy ở đây là phương án C.
Còn phương án b mình thấy thích hợp nhất cho các bạn làm giao dịch vòng ngoài OTC, nó cho các bạn ấy sự chủ động và linh hoạt trong yếu tố công việc.
Một số cái tên bạn nên tham khảo cho những sự lựa chọn ở trên:
- Lưu trữ ở ví của sàn giao dịch: binance, huobi … bất cứ sàn nào bạn tin tưởng. Nhưng hãy nhớ độ an toàn có tỉ lệ thuận với danh tiếng của sàn đó.
- Lưu giữ ở ví của bên thứ 3: ví MEW (MyEthereumWallet), ví Metamask, ví Trust Wallet, ví Blockchain.com… là những sự lựa chọn hàng đầu hiện tại trên thị trường.
- Lưu giữ ở ví cá nhân: quên ví giấy đi, bạn nên tập chung vào ví lạnh như Ledger, Trezor… những ví phần cứng này cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn các khóa riêng tư của mình. Nó rất khó bị hack nhưng rất dễ bị mất nếu bạn không cẩn thận khi sử dụng.
Có một lưu ý đặc biệt quan trọng trong việc lưu trữ này đó là bạn hãy cẩn thận với địa chỉ ví của mình, khóa cá nhân trên sàn giao dịch và bên thứ 3. Phải đảm bảo việc bạn đã sao lưu cẩn thận những gì quan trọng và kiểm tra lại chắc chắn (ít nhất 2 lần) trước khi dịch chuyển tiền của mình.
Hãy nhớ kỹ lưu ý thứ 3 mà mình nói ở trên: Hãy cẩn thận, cẩn thận hơn và cẩn thận hơn nữa.
4. BÁN
Đây là giao lộ cuối cùng mà những người mới sẽ phải đi qua trên bước đường đến với thị trường tiền điện tử. Nói đơn giản thì việc bán cũng đơn giản như việc mua mà thôi.
Nhưng tại sao mình không để nó chung vào một chỗ với việc “Mua” mà lại phải tách ra như thế này?
Câu trả lời của mình cho việc này đó là việc “bán” quan trọng hơn việc mua khá nhiều, đặc biệt là với những người mới tham gia. Bạn mới tham gia thị trường nên bạn còn chưa trải nghiệm qua những đợt biến động giá mà ở đó khi bạn nhìn vào tài khoản của mình bạn sẽ thất vọng với chính bản thân rằng ”tại sao không bán nó sớm hơn cơ chứ?”.
Mình không nghĩ những ai đọc bài viết này của mình đều có ý định hold lâu dài tiền điện tử cả. Chỉ một số ít người thôi, một trong những người như vậy mà mình biết đó là anh Thuận và mình không chắc bạn sẽ làm được giống như anh ấy nên bạn phải đặc biệt lưu ý đến việc “Bán” đi tiền của mình để đảm bảo lợi nhuận cũng như tâm lý cho bản thân mình khi tham gia vào thị trường này.
Nó rất biến động, thỉnh thoảng giống như bão vậy.
Ngoài việc bán những đồng tiền bạn có trên sàn giao dịch, và đổi nó thành VND. Chuyện này, ở hiện tại đã trở nên dễ dàng hơn so với 1, 2 năm trước. Nhưng có một vài lưu ý khi bạn có ý định bán đồng tiền mình đang có.
- Bạn nên có chiến lược cho mình khi vào và ra khỏi thị trường.
- Khi bạn quyết định ra khỏi thị trường đừng tiếc nuối. Vì bạn vẫn còn cơ hội quay lại sau đó.
- Hãy biết cảm thấy đủ vì nếu không bạn sẽ gặp rắc rối với chính mình.
TỔNG KẾT
Thực ra với bạn nào đã quen giao dịch ở thị trường truyền thống thì việc mua bán ở trong thị trường tiền điện tử cũng tương tự, khác biệt duy nhất ở đây đó là vấn đề lưu giữ những đồng tiền điện tử sau khi mua sao cho an toàn và có thể bán nó ở đúng lúc khi giá tăng.
Ở trên mình cũng chia sẻ cho mọi người những kinh nghiệm mà mình đúc rút được sau nhiều năm tham gia thị trường , mong rằng những gì bạn nhận được sẽ phần nào giúp cho các bạn tránh đi những sai lầm cơ bản mà nhiều người mới hay mắc phải.
Hãy nhớ kỹ câu này nhé: Hãy cẩn thận, cẩn thận hơn và cẩn thận hơn nữa.
Nguồn: Thuancapital