Tin Tức Trong NgàyThị Trường
Tin Mới

Stablecoin MIM depeg sau tin đồn “vướng nợ xấu”

Trong khi thanh khoản đang là thứ rất xa xỉ với thị trường DeFi hiện tại, rất nhiều token đã có dấu hiện depeg. Cái tên mới nhất gia nhập danh sách depeg lần này lại không quá xa lạ, stablecoin MIM của dự án Abracadabra (SPELL)

Stablecoin MIM depeg sau tin đồn "vướng nợ xấu"
Stablecoin MIM depeg sau tin đồn “vướng nợ xấu”

Stablecoin MIM depeg

Vào khoảng 7 giờ sáng ngày 18/07, stablecoin MIM bắt đầu xu hướng lệch khỏi vùng 1 USD. Theo đó, ở thời điểm bài viết, stablecoin này đang tiếp tục giảm sâu về mốc 0,94 USD.

Xét về quy mô vốn hoá, MIM có marketcap dao động quanh 300 triệu USD trước thời điểm depeg diễn ra. Hiện con số này đã giảm về 254 triệu USD.

Những tin đồn về nợ xấu

Tài khoản Twitter Autism Capital cho biết, trong tháng trước, khi Terra phát nổ, 12 triệu USD nợ xấu được hình thành khi UST không thể được thanh lý nhanh on-chain. Tuy nhiên, thông tin này lại ít được nhiều người chú ý, đơn giản vì ánh đèn chính tập trung quá nhiều vào Terra ở thời điểm đó.

 

Ngày 25/03/2022, trong một hình ảnh về dashboard tài sản được thế chấp để vay – mint ra MIM, dễ dàng nhận thấy ~64% tài sản bảo chứng của MIM là bằng UST. Dù vậy, đội ngũ SPELL cho biết dashboard này bị “sai dữ liệu” và đội ngũ “đang bảo trì”. Theo đó, trên trang chủ của dự án, người dùng cũng không thể tiếp cận được với bảng dữ liệu này ở thời gian hiện tại.

Hình ảnh được ghi nhận vào ngày 25/03/2022
Hình ảnh được ghi nhận vào ngày 25/03/2022

Founder của MIM là Sesta (người từng nổi tiếng sau hợp tác “đi vào lòng đất” cùng OxSifu) thậm chí còn lên tiếng chế nhạo những tin đồn xoay quanh khoản nợ xấu của mình. Song song đó, một vài hình ảnh cho rằng Dani Sesta còn thế chấp SPELL và vay thêm MIM để rồi bị thanh lý sau đó.

Những lí giải thêm về vấn đề nợ xấu

Cụ thể, nếu nợ xấu như đã trình bày diễn ra, sẽ xuất hiện một lượng stablecoin MIM trên thị trường không được bảo chứng.

MIM được phát triển theo dạng có tài sản thế chấp thì mới có thể mint được ra stablecoin này. Để dễ so sánh, đây là mô hình giống với DAI của MakerDAO.

Tuy nhiên, để đảm bảo số stablecoin trên thị trường luôn được bảo chứng, cơ chế này sẽ có một mức thanh lý. Hiểu nôm na, khi giá trị tài sản giảm dưới mốc này, các bot thanh lý sẽ đứng ra nhận lấy khoản vay của người dùng, hoàn trả lại MIM và nhận về tài sản thế chấp của vị thế. Đính kèm với đó thì các bot thanh lý này cũng sẽ nhận thêm một phần bonus.

Trong trường hợp của SPELL, vì UST lao dốc quá nhanh, dẫn đến việc bot thanh lý không hoạt động hiệu quả để bắt kịp với đà lao dốc này, dẫn đến việc một lượng MIM ngoài thị trường không có tài sản thế chấp để đảm bảo.

Trong quá khứ, Maker cũng đã từng gặp phải sự cố này. Theo đó, vì hạ tầng Ethereum xử lý giao dịch quá chậm và giá toàn thị trường lao dốc mạnh thời điểm đó đánh khiến MakerDAO phải gánh một khoản nợ xấu.

Để dễ hình dung, nếu như những thông tin trên được xác nhận, thì khoản nợ xấu của SPELL (tức 12 triệu USD) sẽ gấp 3 lần khoản nợ mà Maker từng ghi nhận trong quá khứ.

Related Articles

Back to top button